Sơn epoxy là gì ? Sơn epoxy bao gồm mấy loại ?

Là loại sơn 2 thành phần, bao gồm: phần sơn (thành phần A) và phần đóng rắn (thành phần B). Khi sử dụng sẽ trộn 2 thành phần với nhau, tỷ lệ sẽ tùy thuộc vào từng loại mà sản xuất quy định. Hiện nay, sơn epoxy được sử dụng rộng rãi với những tính năng đặc biệt mà các loại sơn khác không có được như:

+ Có khả năng chịu mài mòn và hóa chất nhẹ

+ Dễ thi công, độ bền cao, dễ sữa chữa

+ Không bám bụi do có khả năng chống tĩnh điện

+ Màu sắc đa dạng, phong phú

+ Chống trơn trượt, chống cháy, tuổi thọ cao.

Sơn epoxy bao gồm 2 loại: epoxy gốc nước và epoxy gốc dầu. Sự khác biệt trên là do dung môi của sơn quyết định, ưu điểm của sơn sơn epoxy gốc nước không độc, không cháy nhưng giá thành lại cao hơn so với sơn epoxy gốc dầu

Công dụng của sơn epoxy?

Sử dụng trên nền nhà kho, nhà xưởng

Sơn tường chống khuẩn, chống ẩm, chịu nhiệt độ cao

Sơn bên ngoài kim loại chống ăn mòn

Sơn epoxy có thể thi công cho những bề mặt nào?

Sơn epoxy có thể thi công cho nhiều bề mặt, nhát là những bề mặt cần sự bảo vệ cao: chống mài mòn, hóa chất với khí hậu khắc nghiệt trên nền bê tông, thép, gỗ ….

Tại sao cần phải tuân thủ tỷ lệ pha trộn khi thi công sơn epoxy?

Tỷ lệ pha trộn sơn epoxy do nhà máy sản xuất đưa ra, nếu pha theo đúng tỷ lệ sẽ đạt được chất lượng cao nhất. Nếu pha trộn dư chất đóng rắn sẽ làm cho màng sơn giòn, dễ gãy. Nếu pha trộn không đủ chất đóng rắn thì màng sơn dễ bị bong tróc, không thể khô được

Những lưu ý khi sử dụng sơn epoxy lên bề mặt sơn cũ ?

Nên xử lý bề mặt cũ bằng máy chà nhám để chà hay phun cát để làm nhám bề mặt trước khi sơn mới. Nếu không xử lý bề mặt trước sẽ gây ra hiện tượng bong tróc do độ bám dính giữa lớp sơn mới và lớp sơn cũ kém

Quy trình thi công sơn epoxy ?

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt trước khi thi công: xử lý vết nứt, những bề mặt không bằng phẳng bằng cách trám trét bằng keo hoặc xi măng. Vệ sinh bề mặt trước khi thi công: không có bụi bẩn, dầu mỡ hay hóa chất …tạo nhám bề mặt bằng máy chà nhám hay phun cát

Bước 2: Kiểm tra độ ẩm trên bề mặt (độ ẩm yêu cầu ≤4%)

Bước 3: Sử dụng sơn lót epoxy, định mức sử dụng tùy theo từng hãng sơn và điều kiện thi công

Bước 4: Kiểm tra bề mặt sơn lót sau khi thi công khoảng 12 giờ

Bươc 5: Sau 24 đến 48 giờ kể từ lúc thi công sơn lót, thi công sơn phủ epoxy hoàn thiện bề mặt

SƠN UNI HOME I MAXIM ASIA JSC
All in one